http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN

Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
 tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Giới Thiệu Du Lịch An Giang


Nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long mà không nói đến văn minh miệt vườn đó là một thiếu sót đáng trách .Đồng bằng sông Cửu Long là quê hương của “văn minh sông rạch”, “văn minh miệt vườn” khá độc đáo. Bờ sông không đắp đê, lại bị cắt từng chặng ở ngã ba, ngã tư, muốn qua rạch nhỏ thì sẵn kiểu “cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi”. “Cầu ván đóng đinh” xuất hiện rất trễ khi thực dân Pháp đến. Trong công cuộc khai phá và xây dựng miền đất mới của cư dân người Việt ở Nam bộ, dưới tác động của thiên nhiên, con người càng có ý thức cải tạo thiên nhiên. Lập vườn là công việc lao động đầy sáng tạo của những người mở đất. Khác với vườn ở đồng bằng sông Hồng, vườn ở đồng bằng Cửu Long rộng lớn, ở từng nơi vườn thường tập trung lại với nhau thành những không gian vườn tược rộng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Huê lợi vườn nhiều gấp 50 lần huê lợi ruộng” và riêng tỉnh Bến Tre thì “trong tổng số diện tích 154.606 mẫu tây, có 16.500 mẫu vườn tược”. Sự ra đời của miệt vườn không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa văn hóa, thể hiện khả năng ứng xử phù hợp của con người đối với thiên nhiên. Số đông các nhà nghiên cứu khi viết về văn hóa Nam bộ có một cách hiểu chung miệt vườn là “những vùng, những tỉnh xưa được lưu dân Việt vào khai phá sớm hơn cả”. Đó là những dãy đất “giồng” cao ráo mà những người đi mở đất đã chọn “làm đất đứng chân” vì những nơi này “thỏa mãn những yêu cầu ban đầu cho người dân đi khai phá có nước ngọt, cao ráo, tránh được muỗi mòng, rắn rết, trồng được 13
 nhịp dài 150 m, nhịp giữa dài 350 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m. Mặt cầu rộng 23,6 m chia thành 4 làn xe cơ giới ở giữa và hai làn cho người đi bộ và xe thô sơ hai bên.Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước Australia và Việt Nam, một công trình giao thông có kiểu dáng kiến trúc duyên dáng trên quốc lộ 1A, thu hút khách du lịch mọi miền.
Đến Châu Đốc,không thể nào không thăm quan cụm di tích núi Sam.
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ở khu danh thắng núi Sam,tại chân núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế,thị xã Châu Đốc.Miếu được lập vào đầu thế kỷ 14 (khoảng 1820-1825),khi ấy còn làm bằng tre lá đơn sơ.Qua nhiều lần sửa sang đến năm 1972 miếu được xây dựng lại quy mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp,có 4 tầng mái cong lợp ngói ống,tráng men xanh.Nghệ thuật chạm trổ rất tinh xảo .Toàn khu Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hoà của nền kiến trúc truyền thống,dân tộc và hiện đại.Vì vậy,miếu đã được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa 1989.Sau tết Nguyên Đán,du khách từ khắp nơi trong cả nước về đây trẩy hội rất đông .Có thể nói nơi đây là 1 lễ hội dân gian lớn nhất ở ĐBSCL.Những năm gần đây,chùa Bà đã thu hút hàng triệu lượt du khách đến chiêm bái và tham quan khu danh thắng.Các hoạt động văn nghệ,vui chơi,giải trí văn hóa nghệ thuật dân gian,thể thao,các dịch vụ cũng diễn ra sôi nổi, hào hứng đó là hình thức hội hè đã thu hút hấp dẫn mọi người cùng tham gia và đáo lệ hằng năm.Chính vì vậy mà năm 2001,bộ văn hóa thông tin và tổng cục du lịch đã chính thức công nhận lễ hội vía bà chúa sứ núi sam là lễ hội cấp quốc gia,trở thành 1 trong 15 lễ hội tiêu biểu nhất cả nước.
Nằm trong cụm di tích của núi sam,nhưng lăng thoại ngọc hầu lại là 1 công trình kiến trúc đẹp cổ kính.Toàn khu sơn lăng là một kiến trúc hài hòa,duyên dáng.khu chính giữa là lăng mộ và đền thờ,2 bên là 2 dãy mộ vô danh nằm dưới những cây rừng chen vài cây phượng vĩ trỗ đầy hoa đỏ những khi vào hàng.Ông thoại ngọc hầu là 1 công thần nhà nguyễn,Ông tên thật là nguyễn văn thoại được tước phong ngọc hầu,ông là một danh nhân có công khai khẩn đất hoang lập làng,mở mang giao thông.bảo vệ biên cương tổ quốc nói chung và vùng đất An Giang nói riêng.Lăng thoại ngọc hầu là 1 di tích có nhiều ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật,tiêu biểu của An Giang dưới thời phong kiến còn lưu lại,được nhà nước công nhận.Nhân dân và chính quyền An Giang đã và đang trùng tu tôn tạo bảo quản để phát huy tốt trong công tác giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Điểm thứ ba đó là Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc. Từ thị xã Châu Ðốc nhìn về hướng tây thấy một ngọn núi cao khoảng 284 m, gọi là núi Sam (cách thị xã 5 km). Ðến chân núi Sam, nhìn lên hướng núi là thấy một ngôi chùa mang dáng dấp của những ngôi chùa ấn Ðộ có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy đó là chùa Tây An.Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hoà thượng. Chùa kiến trúc theo kiểu ấn Ðộ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính diện là ngôi chùa chính giữa cao 18 m, thờ tượng phật Thích ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, 2 cửa hai bên có hai bảng đề "Tây An cổ tự", bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16 m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, 2 bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Ðại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng riêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét